Đầu tư Việt Nam hút hàng tỷ USD, nhà đầu tư Nhật Bản đang quan tâm đến lĩnh vực nào ở Việt Nam?

Theo các con số thống kê, đã có 60 giao dịch M&A giữa các nhà đầu tư Nhật Bản và Việt Nam trong khoảng 2 năm gần đây. Đầu tư Việt Nam vẫn là thị trường có nhiều thương vụ M&A với Nhật Bản nhất. 

Việt Nam ngày càng thu hút dòng vốn ngoại, đặc biệt nhà đầu tư Nhật Bản với loạt thương vụ đình đám trên trường bán lẻ, tài chính… thời gian qua. Tính đến cuối năm 2021, Nhật Bản đứng thứ 2 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với quy mô trung bình là 13,4 triệu USD/dự án. 

Chia sẻ về khẩu vị của nhà đầu tư Nhật tại Việt Nam, ông Masataka “Sam” Yoshida, Giám đốc toàn cầu Dịch vụ mua bán – sáp nhập xuyên quốc gia, RECOF Corporation, cho biết: “ Khi bay sang Việt Nam lần tới tôi sẽ bay cùng các nhà đầu tư đang hoạt động thực tế giữa Việt Nam và Nhật trong vài năm gần đây. Theo các con số thống kê, đã có 60 giao dịch M&A giữa các nhà đầu tư Nhật Bản và Việt Nam trong khoảng 2 năm gần đây. Việt Nam vẫn là thị trường có nhiều thương vụ M&A với Nhật Bản nhất”.  

Những năm tới, thực phẩm và chế biến thực phẩm, công nghệ số, đặc biệt ngành bán lẻ sẽ là mối quan tâm của các nhà đầu tư Nhật Bản. Thực tế cho thấy, năm qua gần 60% dòng vốn Nhật vào Việt Nam quan tâm đến lĩnh vực bán lẻ, dịch vụ, tiêu dùng. 

Quan sát trong bối cảnh nhiều tên tuổi nước ngoài rút lui khỏi Việt Nam do sức ép cạnh tranh và khó khăn do Covid-19, loạt thương hiệu bán lẻ Nhật lại ngược dòng. Đơn cử, ngay trong cao điểm dịch, liên doanh giữa Tập đoàn BRG (Việt Nam) và Sumitomo Corporation (Nhật Bản) vẫn khai trương siêu thị FujiMart thứ 2 tại Tp.Hà Nội. Tập đoàn AEON mới đây cũng công bố chiến lược tăng tốc tại Việt Nam, tương tự Takashimaya. 

Tại mảng thời trang, Uniqlo và Muji nhanh chóng có mặt tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và Tp.HCM chỉ sau 2 năm gia nhập. Ngoài ra, còn có Miki House – thương hiệu thời trang cao cấp cho trẻ em sau 5 năm nghiên cứu – đã mở cửa hàng đầu tiên đặt tại TTTM Nhật Bản Akuruhi (đường Trần Quang Khải, quận 1) vào năm 2020. Cùng năm, hãng mỹ phẩm Matsumoto Kiyoshi cũng chính thức bước vào Việt Nam sau thời gian ngắn đánh tiếng… 

Đặc biệt, mô hình được Nhật đầu tư mạnh vào Việt Nam phải nói đến cửa hàng 24 giờ. Hiện, 3 trên 4 chuỗi thương hiệu cửa hàng tiện lợi nổi tiếng nhất Nhật đã có mặt ở Việt Nam, gồm: Family Mart, MiniStop, 7-Eleven. 

“Ngoài ra, tài chính tiêu dùng cũng sẽ được quan tâm. Đặc biệt, các nhà đầu tư Nhật cũng quan tâm tới các doanh nghiệp starup ở bất kỳ ngành nào ”, ông Masataka “Sam” Yoshida nói thêm. 

Trong đó, thương vụ Tập đoàn Sumitomo Mitsui Financial Group (Nhật Bản) mua 49% cổ phần VPBank tại FE Credit với quy mô 1,4 tỷ USD đã lọt Top 10 thương vụ lớn nhất năm; đồng thời thể hiện sự đánh giá cao đối với công ty tài chính tiêu dùng tại Việt Nam. 

Bên cạnh đó Bất động sản Việt Nam cũng ngày càng thu hút nhà đầu tư Nhật Bản. Theo thông tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đã có 94 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam trong 8 tháng năm 2022, Nhật Bản đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký gần trên 1,49 tỷ USD, chiếm 10,8% tổng vốn  đầu tư. Trong tổng số vốn rót vào Việt Nam ngoài ngành bán lẻ thì số vốn dành cho đầu tư Bất động sản cũng chiếm tỷ trọng lớn. Các sản phẩm căn hộ thuộc nhiều khu đô thị lớn được nhà đầu tư Nhật bản săn đón như: Vinhomes Grand Park ở TP HCM, Vinhomes Smart City, Vinhomes Ocean Park ở Hà Nội,… 

Xem thêm: Dự án Vinhomes Grand Park 

Nguồn: Cafef.vn 

Leave a Reply