Ngày 12/9/2023, UBND TP HCM tổ chức hội nghị báo cáo đầu kỳ về điều chỉnh quy hoạch chung TP HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060.
Theo ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP HCM, thành phố cần tập trung nghiên cứu mô hình đô thị đa trung tâm. Nếu cứ giữ đô thị hiện hữu, không mạnh dạn bứt phá, TP HCM vẫn sẽ phát triển không bền vững theo kiểu “vết dầu loang”.
Ông Mãi nhấn mạnh và cho biết thêm sứ mệnh mà Bộ Chính trị giao cho TP HCM là đến năm 2030 phải là đô thị có vị trí nổi bật ở Đông Nam Á, năm 2045 phải là đô thị ngang tầm các đô thị lớn trên thế giới.
Một trong những nhiệm vụ chính trong quy hoạch lần này là phát triển không gian đô thị gắn với phát triển hạ tầng giao thông công cộng – mô hình TOD.
UBND TP HCM đã đề nghị đơn vị tư vấn tập trung làm rõ mô hình đô thị đa trung tâm trong quy hoạch. Hiện TP Thủ Đức (TP HCM) đã được định hướng là thành phố sáng tạo tương tác cao phía đông, còn những đô thị ở phía tây, bắc, nam sẽ phát triển như thế nào?
Với đặc thù đô thị “nén”, quy mô dân số hơn 10 triệu người, việc áp dụng mô hình TOD được xem là chìa khóa giúp TP HCM tạo đột phá trong phát triển giao thông công cộng gắn với phát triển đô thị bền vững.
Mô hình này được nhiều nước phát triển áp dụng, tạo hiệu quả cao trong triển khai dự án, thu hút nguồn vốn đầu tư… Quỹ đất hai bên các tuyến giao thông được khai thác, đấu giá để huy động nguồn vốn cho dự án, phục vụ vận hành…
Từ tháng 8-2023 đến nay, các quận, huyện và TP Thủ Đức đã tiến hành rà soát quy hoạch trên địa bàn và tính toán, đưa vào kế hoạch các khu đất có thể phát triển theo mô hình TOD gắn với các dự án hạ tầng giao thông công cộng.
Được biết, TP HCM đang rà soát quy hoạch, thu hồi, đấu giá đất khu vực gần ga metro số 1, nút giao vành đai 3 để phát triển các đô thị liền kề, kết nối đồng bộ với giao thông công cộng.
Trước mắt, ngành giao thông TPHCM sẽ triển khai thí điểm mô hình TOD ở hai dự án: Tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành-Suối Tiên) và dự án vành đai 3. Tiếp sau đó, từ kinh nghiệm ở hai dự án này sẽ được nghiên cứu nhân rộng cho các tuyến đường sắt đô thị số 2, số 3, các tuyến vành đai 4, cao tốc TP Hồ Chí Minh-Mộc Bài…
Ngoài ra Chủ tịch TP HCM còn đề cập đến vấn đề môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu để các chuyên gia nghiên cứu, góp ý cho quy hoạch. TP HCM phải có giải pháp giải quyết những vấn đề môi trường bằng phát triển kinh tế xanh, kinh tế số… Đặc biệt, việc xác định quy mô dân số để tái cấu trúc mô hình đô thị cũng là vấn đề quan trọng trong quy hoạch.
Không chỉ là giải pháp giúp thực hiện quy hoạch đô thị theo hướng hiện đại, mô hình TOD vừa là đòn bẩy giúp thị trường bất động sản TP HCM thiết lập mặt bằng giá trị mới. Mặc dù chưa chính thức đi vào hoạt động nhưng tuyến Metro Bến Thành – Suối Tiên cũng đã tạo ra diện mạo mới cho thị trường bất động sản TP HCM đặc biệt là khu vực phía Đông.
Theo đó, thị trường ghi nhận mức tăng giá ở những đại đô thị như Vinhomes Grand Park phía Đông TP HCM. Sự đắt giá này không chỉ được tạo nên bởi uy tín, thương hiệu của chủ đầu tư mà còn do vị trí đắc địa của dự án.
Theo giới đầu tư, nằm cách trạm cuối của Metro Bến Thành – Suối Tiên chưa đầy 1 km cùng với việc đường Vành Đai 3 đi xuyên qua dự án, Vinhomes Grand Park thuộc vùng lõi phát triển của cụm đô thị TOD với bán kính có thể lên tới 30km.
Cộng hưởng với môi trường sống đầy đủ tiện nghi, Vinhomes Grand Park đã và đang tạo ra làn sóng dịch chuyển cư dân. Đến nay, Vinhomes Grand Park đã có hơn 52.000 cư dân về sinh sống. Có thể nói, không chỉ khởi tạo chất sống tận hưởng mà dự án còn hứa hẹn mang đến tiềm năng tăng giá trị trong tương lai.
Xem thêm: Đường vành đai 3 và tiềm năng vượt trội của Vinhomes Grand Park