Chịu tác động bởi nhiều yếu tố khách quan của kinh tế thế giới như thời kỳ hậu dịch Covid-19, chiến sự Nga – Ukraina căng thẳng và việc siết chặt room tín dụng của ngân hàng nhà nước, thời gian gần đây thị trường Bất động sản có phần chững lại và gặp nhiều khó khăn. Chính vì thế Chính Phủ Việt Nam đã thành lập tổ công tác để tháo gỡ những vướng mắc mà Bất động sản Việt Nam đang đối mặt.
Tổ công tác được thành lập nhằm hỗ trợ thị trường Bất động sản.
Phó Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định số 1435/QĐ-TTg Thành lập Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản cho các địa phương, doanh nghiệp.
Theo đó, Tổ công tác gồm: Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị làm Tổ trưởng; Tổ phó gồm ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và ông Nguyễn Văn Sinh, Thứ trưởng Bộ Xây dựng; Các thành viên gồm ông Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an, ông Nguyễn Cao Lục, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, ông Nguyễn Đức Chi, Thứ trưởng Bộ Tài chính, ông Lê Minh Ngân, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư.
Tổ công tác có nhiệm vụ, rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản cho các địa phương, doanh nghiệp tại thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến triển khai thực hiện các dự án bất động sản với nội dung thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.
Tổng hợp, tham mưu Thủ tướng Chính phủ báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến triển khai thực hiện các dự án bất động sản đối với các nội dung vượt thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.
Đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp việc giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến triển khai thực hiện các dự án bất động sản thuộc thẩm quyền của các bộ, ngành, địa phương
Tham mưu, kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật liên quan.
Đồng thời, thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan theo phân công, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.`
Tổ công tác có quyền hạn, yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các doanh nghiệp có liên quan báo cáo, cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu liên quan đến các dự án bất động sản đang triển khai nhưng có khó khăn, vướng mắc về thủ tục pháp lý theo báo cáo của các địa phương; kiến nghị giải pháp giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến triển khai thực hiện các dự án bất động sản tại một số tỉnh, thành phố.
Mời lãnh đạo các cơ quan trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan hoặc các tổ chức, chuyên gia phối hợp, tham vấn trong quá trình Tổ công tác thực hiện nhiệm vụ.
Ngoài ra, Bộ Xây dựng quyết định thành lập Nhóm giúp việc của Tổ công tác. Các bộ, ngành, cơ quan có liên quan có trách nhiệm cử thành viên tham gia Nhóm giúp việc của Tổ công tác theo đề nghị của Bộ Xây dựng. Thành viên Nhóm giúp việc có trách nhiệm đề xuất, tham mưu, tổng hợp các nội dung làm việc của Tổ công tác trong phạm vi nhiệm vụ, lĩnh vực quản lý của cơ quan mình theo chỉ đạo, phân công của lãnh đạo Tổ công tác.
Nguồn: cafef.vn
Khúc ‘’cua’’ dành cho những ai ‘’vững tay lái’’ tại thời kỳ thanh lọc của thị trường Bất động sản
Dạo một vòng ở các Forum Bất động sản VietnamGroove có thu thập được một số nhận định từ các chuyên gia về thị trường BĐS sắp tới, thông qua tổ công tác có sự góp mặt của thống đốc ngân hàng nhà nước, điều này dự báo Quý I năm 2023 sẽ bơm tín dụng ra thị trường nhưng lúc đó sẽ có 2 trường phái:
Trường phái 1: các Doanh nghiệp BĐS có cơ cấu và xây dựng bộ máy bàn bản, doanh nghiệp lớn vững mạnh và có tài sản đảm bảo có thể tiếp cận được nguồn tiền từ Room tín dụng, từ đó có thể vượt qua khó khăn và vươn lên mạnh mẽ.
Trường phái 2: Các doanh nghiệp mới thành lập, nhỏ lẻ chưa có nhiều tài sản đảm bảo sẽ khó tiếp cận được nguồn vốn cho vay sẽ có nguy cơ đổ bể’’.
Nhiều chuyên gia cho rằng: ‘’Nguồn cung sẽ vẫn không thể giải quyết trong ngắn hạn mà cần tính theo chu kỳ 5 năm bởi vấn đề cấp phép mới cho các Dự án còn phụ thuộc gần như 100% vào khung pháp lý nên việc khan hiếm nguồn cung sẽ vẫn xẩy ra và hệ quả nhà đầu tư ‘’khát sản phẩm BĐS’’ nếu không sẵn sàng chuẩn bị ‘’dụng cụ’’ để chớp lấy thời cơ ngay sau khi BĐS vực dậy’’.
Xét về thực tế giống như câu chuyện hứng nước mưa, ai nhanh tay và có sự chuẩn bị sẽ có xô chậu và dành được vị trí nước mưa từ mái hiên đổ xuống nhiều nhất và sẽ hứng đc nhiều nước mưa rất nhiều. Những ai mưa mới chạy ra hứng sẽ chỉ còn chỗ ít nước mưa rớt xuống và hứng đc ít nhất thậm chí không hứng được gì. Đây là một hình ảnh giống với hoàn cảnh thị trường bây giờ, nếu chờ đợi buông xuôi thì ngay sau khi thị trường ấm lên sẽ mất cơ hội và những ‘’cá mập’’ đã nhanh chóng ‘’buông lưới’’ về.
Chính vì vậy sự chuẩn bị kỹ càng về tinh thần, nguồn lực và luôn sẵn sàng ‘’đón sóng’’ chính là điều cần thiết nhất ngay lúc này dành cho các nhà đầu tư với tay lái vững.
Pingback: Bất động sản Việt Nam sắp đón chu kỳ mới