Hệ thống hạ tầng giao thông hoàn thiện sẽ là tiền đề cho sự phát triển của đô thị. Đối với các nước phát triển tàu điện ngầm, tàu cao tốc là một loại hình giao thông rất phố biển, các nước đang phát triển cũng bắt đầu triển khai hạ tầng giao thông này, đơn cử tàu điện ngầm Việt Nam đã bắt đầu được xây dựng và tuyến Metro là sự khởi đầu cho công cuộc cải tiến phương tiện giao thông tại Việt Nam. Đây là tuyến đường sắt do đơn vị nhà thầu đến từ Nhật Bản đảm nhận triển khai.
Đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông phục vụ gần 7,3 triệu hành khách sau 1 năm vận hành chính thức.
Lượt khách đi tàu Cát Linh – Hà Đông từ 6/11/2021 đến 31/10/2022 gầm 7,3 triệu lượt khách, hơn 10.000 người dùng vé tháng. Lượt tàu chạy từ 6/11/2021 đến 30/9/2022 tăng lên rất nhiều, cụ thể là 2 tháng cuối năm 2021 có 10.868 chuyến tàu chạy, 9 tháng đầu năm 2022 số chuyến tàu chạy lên đến 55.716 chuyến. Doanh thu của tuyến Metro đạt hơn 53 tỷ đồng, tăng trưởng 20% mỗi tháng.
Ông Vũ Hồng Trường – Tổng Giám đốc Metro Hà Nội chia sẻ: ”Cát Linh – Hà Đông đã chứng minh được tính ưu việt của đường sắt đô thị, góp phần giảm thiểu ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường làm thay đổi thói quen đi lại, sau một thời gian vận hành đội ngũ cán bộ công nhân viên của chúng tôi lớn mạnh và trưởng thành nhanh chóng sẵn sàng phục vụ nhu cầu đi lại của người dân. Khoảng 32 nghìn lượt người đi tàu Cát Linh – Hà Đông mỗi ngày’’.
Anh Nguyễn Lê Chung – một hành khách chia sẻ: ‘’Tôi đã bắt đầu di chuyển thường xuyên bằng tuyến Metro được 3 tháng nay, thực sự rất là tiện lợi nhất là tránh được tình trạng tắc đường so với sử dụng phương tiện cá nhân. Nhưng mà sẽ tuyệt vời hơn nếu Hà Nội sẽ có thêm nhiều tuyến nữa, để mọi người nhiều sự lựa chọn các khung giờ di chuyển cũng như tuyến đường muốn đi’’.
‘’Tôi sử dụng phương tiện này thấy mọi thứ rất tốt, đúng giờ, trên khoang hành khách sạch sẽ, di chuyển nhanh không cần lo lắng về vấn đề thời tiết cho dù ngày mưa hay trời nắng’’ – chị Lê Thị Thủy một hành khách đã sử dụng phương tiện di chuyển này được hơn 1 năm chia sẻ.
Tuyến Metro đi vào hoạt động tạo nên cú ‘’hích’’ thúc đẩy sự phát triển đô thị
‘’Một trong những tuyến xương sống, nhu cầu đi lại của người dân, nhưng mà để đáp ứng tốt hơn thì cần nhiều tiên tiến hơn đô thị và đồng thời dự kiến đưa thêm một số loại hình vận tải công cộng khác với tuyến Cát Linh – Hà Đông, như vừa rồi chúng tôi có đưa thêm tuyến bus nhỏ 22 chỗ kết nối đầu Cát Linh, sắp tới chúng tôi sẽ nghiên cứu thêm xe đạp đô thị công cộng với đa dạng về vận tải loại hình công cộng cùng với sự đa dạng loại hình thanh toán’’ – ông Thái Hồ Phương Phó giám đốc Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP Hà Nội.
Tuyến Cát linh – Hà Đông dài hơn 13km gồm 12 ga trên cao, tốc độ tàu chạy trung bình 35km/h.
Theo quy hoạch đến năm 2030, Hà Nội sẽ có 10 tuyến đường sắt đô thị, tổng chiều dài 417km.
Tuyến Metro Việt Nam đã được vận hành sử dụng tại Hà Nội và sắp tới tại TP Hồ Chí Minh sau khi tuyến Metro Bến Thành – Suối Tiên hoàn thành cũng sẽ tạo nên một thành công lớn cho việc tái cơ cấu hạ tầng giao thông của 2 thành phố lớn nhất cả nước. Đây chính là động lực trực tiếp thúc đẩy cho sự phát triển đô thị Việt Nam, cùng với sự phát triển về kinh tế thì cơ sở vật chất, hạ tầng giao thông giữ một vai trò quan trọng trong các tiêu chín đánh giá về sự phát triển của bất kì một khu đô thị.
Nguồn: vnexpress.net