Bức tranh Bất động sản Việt Nam 2022 dự báo 2023

thị trường Bất động sản

Năm 2021 dù bị tác động nặng nề của dịch COVID-19 nhưng thị trường Bất động sản vẫn nóng từ Bắc đến Nam. Bước sang năm 2022, thị trường được dự báo sẽ tiếp tục “nóng” nhờ tín hiệu lạc quan của kinh tế vĩ mô và nhu cầu về nhà ở của người dân vẫn còn rất lớn. Tuy nhiên, từ quý III 2022 thị trường BĐS chứng kiến trạng thái kẹt thanh khoản cục bộ. Vậy thì thị trường Bất động sản Việt Nam năm 2023 sẽ như thế nào?  

Bất động sản Việt Nam 2022 

6 tháng đầu năm 2022 thị trường Bất động sản Việt Nam sôi động sau đại dịch Covid-19 

Quý 1/2022, giá bất động sản (BĐS) ghi nhận tăng nhiều nơi dưới tác động của nhiều yếu tố về kinh tế vĩ mô và dòng tiền vào BĐS từ những nhà đầu tư cá nhân cũng có sự dịch chuyển so với năm 2021. 

thị trường bất động sản
Mức độ quan tâm của thị trường (Nguồn: batdongsan.com.vn)

Trong tháng 2, mức độ quan tâm BĐS tăng ở hầu hết loại hình với mức tăng trung bình 23% so với tháng 1. TP.HCM và Hà Nội có mức tăng lần lượt là 29% và 22%. 

Điểm đáng chú ý trong quý 1 là nhu cầu tìm kiếm chung cư tăng cao cả ở hai thành phố lớn là TP.HCM và Hà Nội, tập trung chính ở phân khúc bình dân. 

Cụ thể, trong tháng 2, loại hình chung cư bình dân tại TP. HCM và Hà Nội đều ghi nhận lượt tìm kiếm tăng mạnh 36% so với tháng 1, vượt xa lượt quan tâm của loại hình nhà riêng và đất đền.  

Giá chung cư Hà Nội trong tháng 2/2022 cũng đã tăng khoảng 4,4% so với tháng 12/2021. Trong khi đó, mặt bằng giá chung cư bình dân tại Hà Nội trong năm 2021 đã tăng trưởng 8%, đạt mức trung bình khoảng 23,5 triệu/m2. Giá chung cư cao cấp cũng tăng 5% lên 32,5 triệu/m2, còn căn hộ cao cấp tăng 3% lên 45,5 triệu/m2. 

Dữ liệu lớn của Batdongsan.com.vn trong quý 2/2022 cho thấy mức độ quan tâm BĐS cho thuê ở Hà Nội và TP. HCM ước tính tăng lần lượt 33% và 23% so với cùng kỳ 2021, tăng 64% và 32% so cùng kỳ năm 2020. Xét trên toàn quốc, ước tính nhu cầu tìm kiếm BĐS cho thuê mảng văn phòng tăng 7%, nhà phố tăng 63%, chung cư tăng 18% so với cùng kỳ 2021. Đối với chung cư cho thuê tại Hà Nội, lượng quan tâm tăng chủ yếu ở khu vực ngoài trung tâm như huyện Gia Lâm tăng 13%, huyện Đông Anh tăng 9% so với cùng kỳ năm 2021. Còn ở TP. HCM, lượng quan tâm chung cư cho thuê tăng nhiều nhất ở khu vực phía Đông như Quận 2 tăng 36%, Quận 1 tăng 13%, Quận 7 tăng 10%. 

6 tháng cuối năm 2022 Bất động sản chịu nhiều tác động bởi ngân hàng nhà nước thắt chặt room tín dụng 

Việc các ngân hàng dừng giải ngân cho vay bất động sản sẽ loại bỏ nhà đầu tư phụ thuộc đòn bẩy tài chính và các nhóm đầu cơ. 

Cuộc đua lãi suất huy động ngày càng nóng khi các ngân hàng liên tục cập nhật biểu lãi suất tiết kiệm mới với mức tăng cao chưa từng có. Nhiều ngân hàng đã đẩy lãi suất huy động cao nhất lên trên 8%. Một số ngân hàng còn áp dụng mức lãi suất huy động tới 9-10%/năm. Thậm chí, thị trường đã xuất hiện mức lãi suất tiết kiệm 11%/năm. 

Tình trạng dùng đòn bẩy tài chính để “ôm” bất động sản không phải là việc mới nhưng khoảng thời gian gần đây, lãi suất cho vay từ hệ thống ngân hàng cũng tăng cao làm nhiều người không kịp trở tay, giờ loay hoay trong vòng xoáy trả lãi. 

Dòng tiền chảy mạnh vào ngân hàng góp phần khiến thanh khoản trên thị trường bất động sản chậm lại. Nguồn: Báo cáo thị trường quý 3/2022, Batdongsan.com.vn

Theo Thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tính đến thời điểm ngày 31/5, dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực BĐS là 2,33 triệu tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 20,66% tổng dư nợ tín dụng chung đối với nền kinh tế. 

Dư nợ tín dụng lĩnh vực BĐS tập trung chủ yếu vào mục đích tự sử dụng là 1,55 triệu tỷ đồng, tăng 14,41%, chiếm tỷ trọng 66,3%. Dư nợ tín dụng với mục đích kinh doanh BĐS hơn 786.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 33,7%. 

Về trái phiếu doanh nghiệp, sau một vài sự cố thị trường, trái phiếu doanh nghiệp BĐS bị thắt chặt. 

Về thuế BĐS, thống kê của Tổng cục Thuế cho thấy, tính chung trong cả nước, năm 2021, số thu thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng BĐS đạt 21.000 tỷ đồng, tăng hơn 4,9 nghìn tỷ đồng (tăng 30%) so với năm 2020 

Sang năm 2022, kết quả thu thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng BĐS những tháng đầu năm đạt 16,6 nghìn tỷ đồng, tăng 73% so cùng kỳ năm 2021. Theo một số thống kê, giá BĐS ở một số phân khúc và khu vực nhất định hiện đang cao gấp 20-25 lần thu nhập của người dân và con số này có thể vẫn còn tiếp tục tăng trong thời gian tới. 

Từ những yếu tố này và một số tác động khác, chúng ta thấy lượng quan tâm và giao dịch mua bán BĐS có dấu hiệu bị chững lại, chỉ xuất hiện “sóng” nhẹ tại một số khu vực đường vành đai hoặc khu vực có quy hoạch dự án. 

Nhận thấy những thách thức của thị trường Bất động sản, ngày 17/11/2022 Chính phủ Việt Nam đã thành lập tổ công tác tháo gỡ khó khăn cho Bất động sản. Theo đó nhiều thông tin tích cực rằng ngân hàng nhà nước sẽ xem xét và nới lỏng room tín dụng trong thời gian tới. Đây là những thông tin tích cực sẽ giúp thị trường Bất động sản có tiềm năng tăng trưởng vào đầu năm 2023.  

Dự báo thị trường Bất động sản Việt Nam 2023 

Dù còn khó khăn nhưng thị trường sẽ dần ổn định hơn khi chính sách liên quan lãi suất tín dụng, tỉ giá được ban hành ổn định. Thực ra thị trường hiện cũng đang được hỗ trợ bởi chính sách 2% cho doanh nghiệp (gói 25.000 tỷ) và người mua nhà (gói 15.000 tỷ), nhưng hiện tại chưa hấp thụ tốt, vì doanh nghiệp được hỗ trợ phải đảm bảo các điều kiện như không có nợ xấu, có tài sản đảm bảo, dòng tiền ổn định… Tuy nhiên năm 2023, khi ổn định chính sách lãi suất thì các doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận hơn, giúp thị trường ổn định hơn. 

Nhiều chuyên gia cũng đưa ra mốc thời điểm 2023 là giai đoạn phục hồi của bất động sản. Thị trường Bất động sản 2023 có thể vẫn trầm lắng, không sôi động như 2019, 2020. Tuy nhiên nhờ những chính sách tháo gỡ của chính phủ cùng với đó là các số liệu về kinh tế Việt Nam có thể sẽ thúc đẩy thị trường Bất động sản đi lên. 

Dữ liệu cho thấy, kinh tế Việt Nam đang trong xu hướng phục hồi và tăng trưởng tích cực. Chỉ số GDP đạt 8,83%, vẫn trong kế hoạch kiểm soát lạm phát tốt, giải ngân FDI tốt, tỷ giá đồng USD so với đồng Việt Nam vẫn ở mức 3%, duy trì mức ổn định.  

Bên cạnh đó, hoạt động của doanh nghiệp bất động sản có cải thiện, trong 9 tháng đầu năm, lượng doanh nghiệp bất động sản thành lập mới đạt 7.124 doanh nghiệp, tăng mạnh so với cùng kỳ. Lượng doanh nghiệp quay lại hoạt động là 1.769, cao hơn con số 998 so với cùng kỳ 2021. Vốn giải ngân đầu tư công dù chậm hơn so với kế hoạch nhưng vẫn đang được đẩy nhanh. Tuy nhiên tăng trưởng tín dụng hiện ở mức cao và tốc độ giải ngân công vẫn chậm so với chỉ tiêu đề ra. 

Cơ hội cho nhà đầu tư Nhật Bản và nước ngoài 

Trong bối cảnh thị trường Bất động sản Việt Nam có phần chững lại đối với các nhà đầu tư trong nước. Thì đây chính là cơ hội ‘’hiếm’’ dành cho các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là nhà đầu tư Nhật Bản. 

thị trường bất động sản Việt Nam
Minh họa Lợi nhuận Bất động sản Việt Nam từ chênh lệch tỷ giá hối đoái (Chưa bao gồm lợi nhuận từ cho thuê và tăng trưởng BĐS)

Các sản phẩm đẹp, đa dạng với giỏ hàng lớn gần như ‘’chỉ dành riêng’’ cho các nhà đầu tư nước ngoài. Tình trạng ‘’xếp hàng chờ đợi’’ để được chọn mua căn hộ mà mình muốn gần như là không xảy ra, hơn nữa trong thời điểm này các chủ đầu tư sẽ đưa ra nhiều chính sách bán hàng tốt để thu hút khách hàng. Chính vì thế đầu tư vào thời điểm này nhà đầu tư nước ngoài sẽ mua được nhà giá hời. 

XEM THÊM:

Leave a Reply