Bất động sản TP.Hồ Chí Minh trong những năm gần đây có xu hướng mở rộng ra các vùng xa trung tâm và tập trung xung quanh các dự án giao thông trọng điểm. Dự án phát triển hạ tầng, cầu đường chạy tới đâu, bất động sản “sốt” tới đó là thực trạng của thị trường trong nhiều năm nay.
Chính vì “chạy theo hạ tầng giao thông” nên giá trị bất động sản sẽ phụ thuộc theo tiến độ thi công, vận hành của hạ tầng giao thông nơi đó. Nó có thể bị đóng băng nếu hạ tầng giao thông chậm tiến độ hay ngừng triển khai, nhưng cũng có thể tăng mạnh nếu hạ tầng giao thông được đẩy nhanh thi công, sớm đưa vào hoạt động.
Do đó, những thông tin về quy hoạch, về đầu tư các dự án cơ sở hạ tầng giao thông luôn có sự tác động đến thị trường bất động sản nói chung và kế hoạch, chiến lực của các doanh nghiệp nói riêng.
XEM THÊM: Các tiêu chí chọn mua nhà của người hiện đại
Trong năm 2022, TP.HCM đã và đang tập trung nguồn lực, nỗ lực triển khai nhiều dự án giao thông trọng điểm để tạo sức bật trong mục tiêu phục hồi và phát triển kinh tế. Trong đó, các dự án như đường Vành đai 3 TP.HCM, tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) đang được tập trung ưu tiên hàng đầu.
Ghi nhận thực tế, hàng loạt dự án được đầu tư xây dựng, tạo thành khu vệ tinh quanh tuyến đường Vành đai 3 với các dự án bất động sản và rất phong phú các sản phẩm của nhiều nhà phân phối, từ những thương hiệu ít ai biết cho đến những “ông lớn” như: Vinhomes, Novaland, CityLand…
Trong khi đó, tuyến metro số 1 sau gần 10 năm kể từ thời điểm khởi công đến nay, mặc dù chưa đi vào hoạt động với nhiều lần “lỡ hẹn” nhưng đã tạo ra một làn sóng đầu tư bất động sản bao quanh. Từ năm 2016 đến nay, đã có hơn 30 dự án bất động sản phát triển dọc tuyến metro này.
Mới đây, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn kỳ họp thứ tám Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, khóa X, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đã có buổi làm việc xoay quanh các vấn đề liên quan đến tiến độ các dự án trọng điểm, phát triển hạ tầng giao thông của Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo đó, thành phố đã ban hành danh mục 28 dự án giao thông trọng điểm phải tập trung từ đây đến năm 2025. Các dự án trọng điểm, bao gồm: 2 tuyến metro 1, 2; các tuyến đường vành đai 2, 3, 4; và 4 tuyến đường trong khu đô thị mới Thủ Thiêm, đường Lương Định Của, Tỉnh lộ 8, các nút giao Nguyễn Văn Linh và Nguyễn Hữu Thọ…
Tiến độ các dự án giao thông được giao như sau:
- Tuyến Metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên): Sẽ khánh thành vào năm 2023. Tiến hành chạy thử toàn tuyến vào 3/2023 làm cơ sở để đưa vào vận hành thương mại.
- Tuyến Metro số 2 (Bến Thành – Tham Lương), năm 2023 sẽ khởi công các gói di dời về hạ tầng kỹ thuật, chuẩn bị mặt bằng để năm 2025 khởi công xây dựng dự án.
- 4 tuyến đường trong khu đô thị mới Thủ Thiêm, đường Lương Định Của, Tỉnh lộ 8, các nút giao Nguyễn Văn Linh và Nguyễn Hữu Thọ… sẽ được hoàn thiện trong năm 2023.
- Đường vành đai 2: TP.HCM giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư, hiện đã cơ bản hoàn thiện hồ sơ để báo cáo. Dự kiến sẽ hoàn thành báo cáo thông qua chủ trương đầu tư trong năm 2023 để khởi công sớm. Thành phố phấn đấu sẽ khép kín đường vành đai 2 cùng thời điểm với đường vành đai 3 vào cuối năm 2025.
- Đường Vành đai 3: Thành phố đang lấy ý kiến người dân để tính toán mức giá bồi thường hợp lý, tiệm cận với giá thị trường.
- Đường vành đai 4: Trong tháng 12/2022, Thành phố sẽ họp thống nhất với các tỉnh, thành để triển khai, dự kiến tháng 5/2023 sẽ báo cáo Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư.
Bên cạnh đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trọng điểm, Thành phố cũng sẽ khởi động tuyến cao tốc TP.HCM – Mộc Bài; phối hợp với các địa phương triển khai cao tốc TP.HCM – Long Thành và các công trình kết nối các tỉnh; Đồng thời, nghiên cứu hồ sơ xây dựng các cầu: Thủ Thiêm 3, Thủ Thiêm 4, Cần Giờ…; nghiên cứu phát triển hệ thống giao thông đường thủy; triển khai đề án tổ chức giao thông công cộng…
Ngoài ra, TP.HCM cũng nghiên cứu mạng lưới giao thông đường thủy, nhất là các bến bãi trên địa bàn để phát huy tiềm năng và chia lửa, giảm tải cho giao thông đường bộ.
>>>XEM THÊM: TIẾN ĐỘ DỰ ÁN VINHOMES GRAND PARK