Tại Hội nghị Ban Thường vụ Thành uỷ thành phố do Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi chủ trì vào chiều 13/4 vừa qua, Chủ tịch UBND TP.Thủ Đức – Hoàng Tùng đã đưa ra kiến nghị UBND TP.HCM điều chỉnh quy hoạch để xây thêm hai tuyến đường mới, và sớm triển khai 4 dự án đã phê duyệt.
Cụ thể, Chủ tịch UBND TP.Thủ Đức – Hoàng Tùng đề xuất UBND TP.HCM điều chỉnh quy hoạch đầu tư đoạn đường kết nối tuyến D1 – khu công nghệ cao và đường Nguyễn Xiển dài một km, số vốn hơn 750 tỷ đồng. Nếu được duyệt, công trình có thể khởi công cuối năm 2024 và hoàn thành vào 2025.
Xem thêm: Đường Nguyễn Văn Tăng cấm xe ô tô tải vào giờ cao điểm kể từ ngày 29/10/2022
Theo ông Hoàng Tùng, mục đích của dự án này là nhằm giảm tải cho phường Long Bình, Long Thạnh Mỹ – khu vực đô thị đang phát triển nhanh, đông dân, nhưng kết nối giao thông lại có nhiều hạn chế. Ông Tùng cho biết, sau khi dự án khu dân cư của Vingroup – Vinhomes Grand Park hoàn thành đã kéo dân số của khu vực này tăng lên trên 100.000 người. Dân số đông nhưng kết nối giao thông hiện hữu chỉ 10-15 m như đường Nguyễn Văn Tăng, Nguyễn Xiển, khiến việc ùn tắc, thường xuyên xảy ra, áp lực giao thông ở nơi đây là rất lớn.
Phản hồi đề xuất của TP.Thủ Đức, Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải Phan Công Bằng đồng tình điều chỉnh quy hoạch để thực hiện đề án xây dựng đường kết nối tuyến D1 – khu công nghệ cao và đường Nguyễn Xiển. Ông đề nghị nếu UBND TP.HCM duyệt nên giao TP.Thủ Đức lập đề án.
Nếu như đề xuất trên của Chủ tịch UBND TP.Thủ Đức – Hoàng Tùng được phê duyệt, có thể nói sẽ là tin vui cho cư dân Vinhomes Grand Park nói riêng và những hộ dân sống tại khu vực đường Nguyễn Xiển nói chung.
Hiện tại khu đô thị Vinhomes Grand Park được kết nối với các quận trung tâm TP.Hồ Chí Minh thông qua các trục đường chính như:
VHGP => Nguyễn Xiển => Nguyễn Duy Trinh => Cao tốc Long Thành Dầu Giây hoặc tuyến đường VHGP => Nguyễn Xiển => Nguyễn Văn Tăng => Lê Văn Việt => Xa lộ Hà Nội.
Đây là hai tuyến đường chính mà các phương tiện giao thông di chuyển nhiều nhất vì thế mà vào giờ cao điểm nhiều khi xảy ra tắc nghẽn giao thông, đặc biệt là đoạn đường Nguyễn Văn Tăng – con đường nằm ngay khu dân cư có mật độ dân số cao.
Chủ tịch UBND TP.Thủ Đức cũng kiến nghị bổ sung điểm kết nối thứ 4 giữa TP. Thủ Đức và Vành đai 3 tại phường Long Bình, từ nguồn vốn đã bố trí cho Vành đai 3. Theo thiết kế được duyệt, TP Thủ Đức có ba vị trí kết nối lên xuống với Vành đai 3 tại: cao tốc TP HCM- Long Thành – Dầu Giây; nút giao Gò Công; gần cảng ICD Long Bình – nút giao Tân Vạn.
Tuy nhiên, khoảng cách giữa điểm kết nối số 2 và 3 nêu trên cách nhau hơn 7 km. Trong khi đó, phường Long Bình có tốc độ đô thị hóa rất cao, lại chỉ có thể kết nối vào nút giao Gò Công là không thuận lợi, cần bổ sung điểm kết nối.
Ngoài hai dự án mới, TP.Thủ Đức muốn UBND sớm triển khai đầu tư 4 dự án đã được duyệt trên địa bàn này, tổng vốn đầu tư 30.050 tỷ đồng.
Cụ thể là dự án xây dựng đường Vành đai 2 – đoạn từ cầu Phú Hữu trên đường Vành đai phía đông đến xa lộ Hà Nội (bao gồm nút giao thông Bình Thái), dài 3,5 km, tổng vốn đầu tư 8.600 tỷ đồng. Đoạn kết nối từ nút giao thông Bình Thái đến đường Phạm Văn Đồng (bao gồm nút giao Phạm Văn Đồng – Vành đai 2) dài 2,9 km, cần 8.450 tỷ đồng.
Tuyến khép kín đường nối ngã ba Gò Công đến nút giao trạm 2, dài 6 km, tổng vốn 4.500 tỷ đồng. Cuối cùng là bổ sung tuyến đường liên cảng Cát Lái – Phú Hữu dài 6,6 km (trong đó có 3,2 km cầu), tổng đầu tư 8.500 tỷ đồng.
Về việc tăng điểm kết nối giữa TP.Thủ Đức với Vành đai 3, Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải Phan Công Bằng không đồng tình. Bởi lẽ dự án Vành đai 3 đã được ngành giao thông nghiên cứu rất kỹ theo tiêu chuẩn thiết kế cao tốc. Việc đề xuất tăng điểm kết nối, thành phố cũng từng đề xuất với các bộ, ngành nhưng không được thống nhất.
XEM THÊM: VIDEO DỰ ÁN VINHOMES GRAND PARK