Bất động sản tiếp tục “lọt mắt xanh” của các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư Việt Nam

đầu tư Việt Nam

Bất chấp ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp Nhật Bản vẫn tin tưởng, lựa chọn đầu tư vào thị trường Việt Nam, đặc biệt là lĩnh vực bất động sản.

Tình hình chung về việc các nước ngoài đầu tư Việt Nam trong năm qua

Những năm qua, cả thế giới hứng chịu nhiều tổn thất vì dịch bệnh bùng nổ. Không chỉ sức khỏe, đời sống người dân, tình hình xã hội bị ảnh hưởng mà sự đầu tư của các nước vào nền kinh tế Việt Nam cũng vì điều này mà gặp nhiều khó khăn.

Dù đến nay, dịch bệnh đã được kiểm soát phần nào, mọi người cũng quen với việc “sống chung với Covid” thế nhưng sau khi trải qua khoảng thời gian “khủng hoảng” trên, nền kinh tế trong và ngoài nước ít nhiều đã có sự thay đổi. 

Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tính đến 20/2 cho thấy, trong hai tháng đầu năm, các nhà đầu tư nước ngoài đã đổ vào 17 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân ở Việt Nam. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt trên 3,13 tỷ USD, chiếm gần 63% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Đứng thứ hai trong các lĩnh vực đầu tư Việt Nam là ngành kinh doanh bất động sản với tổng vốn hơn 1,5 tỷ USD, chiếm hơn 30%. Tiếp theo lần lượt là các ngành hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ, sản xuất phân phối điện với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt là 109,6 triệu USD và gần 60 triệu USD…

Sự đầu tư FDI của Nhật Bản vào Việt Nam

Nhật Bản là một trong ba quốc gia có tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam cao nhất.

Theo Báo Lao Động, trong 11 tháng năm 2021, dòng vốn đầu tư nước ngoài từ các nhà đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam tăng 54%, chủ yếu là vốn đầu tư mới.

Bên cạnh lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, Nhật Bản còn  đầu tư vào các lĩnh vực hoạt động kinh doanh như: bất động sản; sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hoà; bán buôn, bán lẻ và sửa chữa ôtô, xe máy; xây dựng; nông nghiệp; dịch vụ; y tế và hoạt động trợ giúp xã hội…

Riêng về kinh doanh bất động sản được đầu tư với số vốn là 6,97 tỷ USD chiếm 10,9% tổng vốn đầu tư.

Đặc biệt, mặc cho những khó khăn kinh tế vì dịch bệnh trong năm qua, nhưng các doanh nghiệp FDI ở đất nước mặt trời mọc vẫn tin tưởng, lựa chọn đầu tư vào thị trường Việt Nam.

đầu tư Việt Nam
Nhật Bản liên tục đầu tư Việt Nam cho thấy được tiềm năng mở rộng, phát triển kinh tế giữa hai nước.

Việc Nhật Bản đầu tư FDI vào Việt Nam đã bắt đầu từ những năm 1990, tuy nhiên lúc này còn khá ít. Mãi đến năm 2000, khi Chính phủ Việt Nam thay đổi về Luật Đầu tư nước ngoài thì dòng vốn FDI của Nhật Bản vào Việt Nam mới tăng trưởng mạnh mẽ.

Năm 2004 là năm khởi đầu của thời kỳ bùng nổ này khi tổng vốn đăng ký đạt 886 triệu USD tăng gần gấp 5,5 lần so với năm 2003 là 163,4 triệu USD.

Năm 2006, dòng FDI của Nhật Bản vào Việt Nam xác lập đỉnh mới với 1,6 tỷ USD đăng ký và tăng thêm 149 dự án.

Tuy nhiên, do tác động của suy giảm kinh tế toàn cầu năm 2009 mà dòng FDI của Nhật Bản vào Việt Nam sụt giảm đột ngột.

Những năm này, chỉ có một số ngành được tập trung đầu tư, nhiều nhất là công nghiệp chế biến và hoạt động kinh doanh tài sản, dịch vụ tư vấn. Các thành phố được lựa chọn để đầu tư cũng là những nơi có khu công nghiệp quan trọng như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Vĩnh Phúc.

Trong khoảng thời gian 2010 – 2012, dù nền kinh tế thế giới vẫn gặp nhiều khó khăn, dẫn tới số dự án cũng như kim ngạch đầu tư của không ít nước vào Việt Nam có xu hướng giảm, nhưng đầu tư FDI vào Việt Nam của Nhật Bản vẫn duy trì ở xu thế gia tăng. Vào năm 2012, Nhật Bản đã trở thành quốc gia có đầu tư lớn nhất vào Việt Nam. 

Theo số liệu  của Tổng cục Thống kê, tính riêng trong 7 tháng năm 2013 (tính từ ngày 1/1-20/7), trong số 42 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư cấp phép mới vào Việt Nam, Nhật Bản có 169 dự án với 1001,6 triệu USD, chiếm 14,5% tổng vốn cấp mới và đứng thứ 3 trong các nước có vốn FDI đầu tư vào Việt Nam.

Lúc này các doanh nghiệp đầu tư đa phần là các doanh nghiệp có quy mô lớn, nổi bật nhất là các nhà cung cấp linh kiện liên quan đến công nghiệp phụ trợ cho các doanh nghiệp lớn sản xuất ra sản phẩm cuối cùng (sản phẩm thành phẩm), mà điển hình như các hãng xe hai bánh (xe máy), hãng xe bốn bánh (ô tô), hay hãng máy móc điện tử lớn,… 

Bên cạnh đó cũng có những doanh nghiệp quy mô nhỏ, được xem là thế mạnh của Nhật Bản, và tương đối phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Vì, các doanh nghiệp này rất linh hoạt trong việc thay đổi công nghệ sản xuất, thay đổi cơ cấu sản phẩm; không cần đòi hỏi kết cấu hạ tầng lớn.

“Cơn sốt” Bất động sản

Những năm qua, bên cạnh những lĩnh vực quen thuộc, các nhà đầu tư Việt Nam đến từ xứ sở mặt trời mọc cũng không ngừng tìm kiếm cơ hội và mở rộng ra các ngành nghề mới giàu tiềm năng. Trong đó, Bất động sản là lĩnh vực “lọt mắt xanh” của nhiều doanh nghiệp Nhật Bản.

Theo số liệu được liệt kê ở phần đầu bài, có thể thấy trong những năm qua, bất chấp đại dịch Covid-19, thị trường bất động sản trong nước vẫn thu hút dòng vốn FDI khủng. Đáng chú ý là nhiều cái “bắt tay” hợp tác của nhà đầu tư Nhật Bản với doanh nghiệp Việt trong lĩnh vực này, kể đến như Mitsubishi, Samty, Sumitomo, Takashimaya, Nomura, Anabuki, Sanei, G-7 Holdings… Đây đều là những “ông lớn” có kinh nghiệm đầu tư vào cơ sở hạ tầng, bất động sản ở cả châu Á cũng như Việt Nam từ hàng chục năm qua.

Thời điểm bắt đầu sự bùng nổ đầu tư bất động sản ở Việt Nam của Nhật Bản là vào năm 2018. Năm này, Nhật Bản đứng đầu trong danh sách các quốc gia, khu vực có dự án đầu tư vào Việt Nam với  tổng vốn đầu tư là 8,59 tỷ USD, chiếm 24,2% tổng vốn đầu tư. Trong đó nổi bật là dự án Thành phố thông minh tại xã Hải Bối, Đông Anh, Hà Nội, với tổng vốn đầu tư 4,138 tỷ USD do công ty Sumitomo Corporation đầu tư với mục tiêu xây dựng khu đô thị thông minh, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.

The Beverly Solari

Dự án Vinhomes Grand Park (tp Thủ Đức, Hồ Chí Minh) là sự hợp tác giữa Vinhomes và Mitsubisi Nhật Bản triển khai.

Việc các doanh nghiệp Nhật Bản chọn lĩnh vực là bất động sản cũng không quá khó hiểu. Vì dân số Việt Nam đang ở trong thời kì vàng với gần 100 triệu người, tốc độ đô thị hóa nhanh kéo theo nhu cầu nhà lớn, hơn nữa, thị trường bất động sản Việt Nam vẫn trong chu kì tăng trưởng, có nhiều tiềm năng.

Tuy nhiên, vì nguồn cung hạn chế, thiếu sản phẩm ở các phân khúc trong khi nguồn tích luỹ của nhà đầu tư là có, dòng tiền dồi dào nên hiện nay thị trường bất động sản đang ở tình trạng lạm phát, cụ thể là sự mất cân bằng cung cầu, chi phí đầu vào tăng thường đẩy giá bất động sản tăng cao.

Nổi trội nhất có thể kể đến là tình trạng sốt đất ảo cục bộ, dẫn đến giá tăng cao nhưng không có nhiều giao dịch. Điều này sẽ gây bất ổn cho thị trường do tình trạng đầu cơ cao, giá vượt quá xa khả năng tiếp cận của người có nhu cầu ở thực.

Vì vậy, người mua cần tỉnh táo trong những cơn sốt bởi hệ luỵ khi những cơn sốt đi qua là rất lớn. Đặc biệt là rủi ro liên quan đến pháp lý, như ở những vùng ven tình trạng phân lô, bán nền; rủi ro về quy hoạch do không nắm rõ pháp lý là rất lớn, trong khi giá trị bất động sản không nhỏ.

Bên cạnh đó việc “chọn mặt gửi vàng” là rất quan trọng.

Từ trước đến nay, Vinhomes luôn được xem là công ty đầu tư, kinh doanh và quản lý bất động sản số 1 của Việt Nam. Không chỉ ngày càng phát triển về số lượng dự án mà chất lượng sản phẩm Vinhomes mang lại cho khách hàng cũng ngày càng tăng từ nhà ở, môi trường sống đến các tiện tích hiện đại.

Vào ngày 21/12/2021, Công ty CP Vinhomes và Tập đoàn Mitsubishi Corporation (Nhật Bản) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện trên 3 lĩnh vực: Phát triển đô thị & Kinh doanh Bất động sản, Quản lý đô thị thông minh & Chuyển đổi Kỹ thuật số và Chuyển đổi năng lượng. Sự hợp tác này sẽ mang tới cho thị trường bất động sản tại Việt Nam những đại đô thị đẳng cấp đạt chuẩn mực quốc tế.

Bước đầu tiên của sự hợp tác giữa Vinhomes và Mitsubishi Corporation là cùng đồng hành phát triển các dự án The Origami, The Miyako thuộc đại đô thị Vinhomes Grand Park, TP. HCM cùng một dự án nằm trong đại đô thị Vinhomes Ocean Park, Hà Nội nhằm mang tới cho khách hàng cuộc sống hiện đại, tiện nghi ngang tầm với các đô thị phát triển trên thế giới.

>>>Xem thêm: HTV đưa tin VietnamGroove nhận giải thưởng Sao Vàng đất việt 2021.

Leave a Reply