Cần Giờ – điểm sáng đầu tư bất động sản TP.Hồ Chí Minh trong tương lai

Những năm gần đây, những nhà đầu tư bất động sản TP.Hồ Chí Minh không chỉ tập trung tại các khu vực trung tâm thành phố mà còn tìm đến các quận huyện ngoại ô. Trong số đó, huyện Cần Giờ là một trong những nơi đón nhiều “cơn sốt” nhà đất nhất.

Một góc Cần Giờ nhìn từ trên cao. Ảnh: Quỳnh Trần

Cần Giờ có tổng diện tích tự nhiên 70.445ha, chiếm khoảng 1/3 diện tích toàn TP. Hồ Chí Minh, với gần 80.000 dân, là huyện duy nhất của thành phố giáp biển, giao các cửa sông lớn gồm sông Lòng Tàu, Cái Mép, Gò Gia, Thị Vải, Soài Rạp, Đồng Tranh, có hệ sinh thái đa dạng và cảnh quan thiên nhiên đặc sắc, với hơn 33.000 ha rừng ngập mặn rộng lớn đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển đầu tiên của Việt Nam vào tháng 01/2000.

Với 4 mặt là sông nước, huyện đảo Cần Giờ tựa như một hòn đảo tách biệt với thành phố, cùng hệ thống thực vật xanh và đa dạng – nơi đây được ví như lá phổi xanh của Thành phố Hồ Chí Minh và rất thích hợp để nghỉ dưỡng. 

Trong Nghị quyết định hướng phát triển Cần Giờ do Thành uỷ TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành, vào năm 2030, Cần Giờ sẽ là thành phố biển nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái với thu nhập bình quân đầu người đạt 182 triệu đồng mỗi năm. 

Theo đó, thành phố đặt kế hoạch tổng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2021-2030 của huyện tăng 20,7% mỗi năm. Đến 2030, ngành dịch vụ chiếm gần 75% tổng giá trị sản xuất của địa phương; toàn bộ đường đô thị được chiếu sáng; tất cả phương tiện giao thông công cộng dùng năng lượng sạch, 100% rác thải được xử lý.

Cần Giờ sẽ tập trung phát triển dịch vụ, du lịch biển, kinh tế hàng hải, nuôi trồng, khai thác và chế biến hải sản chất lượng cao. Cần Giờ định hướng thành khu du lịch trọng điểm quốc gia với tổng lượng khách giai đoạn 2021-2030 là 49 triệu lượt, tốc độ tăng bình quân 12,5% mỗi năm.

Xem thêm: Top 5 khu đô thị đáng sống nhất tại TP. Hồ Chí Minh

Cần Giờ sẽ trở thành thành phố nghỉ dưỡng biển vào năm 2030

Để đạt mục tiêu trên, Cần Giờ sẽ tập trung đầu tư Dự án mở rộng Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ” theo quy hoạch được phê duyệt. Đồng thời, thu hút đầu tư xây dựng, đưa vào khai thác cảng biển tổng hợp, chuyên dùng, cảng hành khách quốc tế, cảng container trung chuyển quốc tế, nghiên cứu phát triển đường trên cao dọc đường Rừng Sác vào Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ… nhằm hình thành hạ tầng logistics kết nối liên thông các địa phương trong nước và quốc tế.

Hạ tầng logistics ở Cần Giờ được thành phố đầu tư gồm các cảng: tổng hợp, hành khách quốc tế, container trung chuyển quốc tế tại nơi tiếp giáp sông Lòng Tàu, luồng Sài Gòn – Vũng Tàu, luồng Cái Mép – Thị Vải; nâng công suất phà Cần Giờ – Vũng Tàu và Cần Giờ – Cần Giuộc; khai thác thêm hai tuyến phà kết nối với huyện Gò Công Đông, Tiền Giang. Nghiên cứu phát triển đường trên cao dọc đường Rừng Sác vào Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ.

Song song với phát triển kinh tế, TP. Hồ Chí Minh cũng có chiến lược đưa Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ thành hình mẫu về sự hài hoà giữa bảo tồn đa dạng sinh học, hệ sinh thái tự nhiên với nâng cao chất lượng sống cho người dân. 

Được biết, năm 2021, thu nhập bình quân đầu người của Cần Giờ ước đạt 69 triệu đồng một người mỗi năm. Thu ngân sách địa phương năm 2021 là 1.240 tỷ đồng.

Rừng Ngập Mặn Cần Giờ có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp với thành phần động thực vật phong phú đa dạng

Có thể nói, nếu như trước đây cơ sở hạ tầng Cần Giờ chưa được đầu tư đúng mức nên không khai thác hết tiềm năng phát triển thì hiện tại, hàng nghìn tỷ đồng đang được đầu tư vào cơ sở hạ tầng Cần Giờ đã mở ra cơ hội mới cho vùng đất này cất cánh.

Đặc biệt, liên quan đến Cần Giờ, tại buổi làm việc của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc với TP.Hồ Chí Minh vào ngày 13 tháng 10 năm 2022, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đề nghị thành phố có có thể nghiên cứu vị trí đặt trung tâm tài chính tại huyện đảo này thay vì Khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP Thủ Đức) như kế hoạch.

Theo đó, lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết từng thăm dò và thấy Cần Giờ có quỹ đất khoảng 10.000 ha gồm cả một phần huyện Nhà Bè và giáp với Long An. Nếu mở được thành phố tài chính ở đây sẽ nối được trung tâm thành phố hiện nay với trung tâm mới ở Cần Giờ qua sông Soài Rạp.

Trong những năm gần đây Cần Giờ đã không ít lần lên cơn sốt đất. Đặc biệt, những đợt sóng này thường gắn liền với thông tin về xây dựng cầu thay phà Bình Khánh nối huyện Nhà Bè với Cần Giờ, hay một vài dự án bất động sản lớn được quy hoạch đã thổi giá đất Cần Giờ tăng rất nhanh.

Hiện tại, bất động sản Cần Giờ đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm và triển khai, kể đến như tập đoàn Vingroup đã và đang xây dựng khu đô thị lấn biển Cần Giờ rộng 2870 ha. Đây là dự án có tầm ảnh hưởng lớn nhất với thị trường bất động sản Cần Giờ nói riêng và bất động sản TP.Hồ Chí Minh nói chung. 

Khi siêu dự án này đi vào hoạt động với dịch vụ, tiện ích đầy đủ. Bao gồm hệ thống các khách sạn 5 sao, sân golf, casino, tổ hợp vui chơi giải trí sầm uất. Sẽ là con át chủ bài để kéo hàng triệu du khách đến với Cần Giờ.

Với việc các dự án đón đầu xu hướng phát triển thị trường nhà đất tại đây, hứa hẹn thời gian tới bất động sản Cần Giờ sẽ phát triển vượt bậc sau thời gian dài bị bỏ quên.

Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ ( Vinpearl Vinhomes Long Beach) là siêu dự án phức hợp thương mại, dịch vụ và chung cư cao cấp, biệt thự cao cấp, biệt thự nghỉ dưỡng.

XEM THÊM VIDEO DỰ ÁN VINHOMES SMART CITY

Leave a Reply